Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Những điều cần biết khi mua máy in mã vạch

Mã vạch là 1 chuỗi sọc trắng đen có độ rộng khác nhau và bên dưới là dãy mã số, chứa đựng các thông tin về sản phẩm hàng hóa. Mã vạch được tìm thấy hầu hết trên các bao bì nhãn sản phẩm ở tất cả mọi nơi. Mã vạch ngày càng quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực ngành công nghiệp nào (kinh doanh, y tế, vận tải, chính phủ...).

Nếu bạn đang nghĩ đến việc tổ chức hàng tồn kho doanh nghiệp với một mã vạch hoặc ghi nhãn sản phẩm của bạn, bạn sẽ phải cần một máy in mã vạch.

Sơ lược về máy in mã vạch

Một mã vạch được in trên nhãn sản phẩm để sử dụng mã hóa các thông tin về sản phẩm, bao gồm tên thương hiệu, thông tin chi tiết và giá cả. Mã vạch được tạo ra bằng cách sử dụng phần mềm trên máy tính, và sau đó các máy in có thể in nhãn mã vạch theo mẫu được thiết kế sẵn. Máy in mã vạch được sử dụng rộng rãi tại các nhà sản xuất bán lẻ, các công ty chuyển phát nhanh và ở các ngành công nghiệp với hàng tồn kho sản phẩm lớn. Tùy thuộc vào tốc độ in, khối lượng in tem nhãn, chiều rộng và khối lượng công việc in ấn nhãn tổng thể, từ đó đưa ra tiêu chuẩn cụ thể để lựa chọn máy in mã vạch cho phù hợp.

 

 

Các tiêu chuẩn lựa chọn máy in mã vạch:

Việc lựa chọn một 
máy in mã vạch sẽ đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều khi bạn biết chính xác bạn cần cái gì. Trước khi bắt đầu so sánh các loại máy in về chi phí, khối lượng in ấn cũng như kích thước của nhãn in ấn, bạn sẽ cần biết vài điều cơ bản sau đây về cơ chế hoạt động của máy in mã vạch:

Có 2 loại công nghệ in cơ bản mà máy in thường được sử dụng: in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt:

  • In nhiệt trực tiếp (Direct Thermal): In nhiệt trực tiếp mã vạch trên nhãn thông qua tiếp xúc trực tiếp của đầu máy in trên một loại giấy đặc biệt. Dưới tác của nhiệt, giấy này chuyển sang màu đen. Do đó các loại máy in này được giới hạn in mã vạch trên giấy. In đơn giản, mã vạch có độ bền lâu, tuy nhiên kém bền trong môi trường nóng, hay ở lâu dưới ánh sáng mặt trời và hay bị cọ sát.


 

  • In truyền nhiệt (Thermal Transfer): Dễ dàng nhận biết bởi đường nét chắc chắn và bóng của phần tử in. Kỹ thuật này sử dụng một cuộn ru-băng mỏng mà khi được nung nóng bởi đầu ghi thì truyền hình ảnh lên vật liệu in.


 

Vì vậy, nếu in ấn của bạn được giới hạn trong nhãn giấy nên chọn một máy in nhiệt trực tiếp, nhưng nếu bạn cần in tem nhãn trên các loại bề mặt nên sử dụng một máy in chuyển nhiệt.

Để biết thêm về cơ chế in hãy xem: Cơ chế máy in barcode

Độ phân giải ( DPI) & Memory

Một khi bạn đã quyết định vào loại máy in mã vạch bạn muốn hãy tìm hiểu tiếp các đặc điểm kỹ thuật về độ phân giải DPI (dots per inch) máy in. DPI cao cho bạn chất lượng in ấn nhãn cao và khi quét mã vạch dễ dàng đọc được thông tin. Bạn sẽ chọn độ phân giải cho máy in từ 203 DPI đến 609 DPI.

Chiều rộng nhãn

Một yếu tố cực kì quan trọng trong việc lựa chọn máy in là xác định độ rộng tem nhãn mà bạn muốn in.
Máy in mã vạch để bàn được thiết kế để cung cấp nhãn mã vạch chiều dài và chiều rộng cụ thể. Do đó hãy tìm kiếm máy in với thông số kỹ thuật chiều rộng nhãn, phù hợp với yêu cầu riêng của bạn.

Tốc độ và khối lượng in

 
Một yếu tố không kém phần quan trọng khi lựa chọn một máy in barcode mã vạch là tốc độ in ấn và khối lượng in tem nhãn mà các thiết bị có thể cung cấp. Đối với ngành công nghiệp sản xuất, với sản xuất số lượng lớn, một máy in có khả năng cung cấp số lượng lớn của các nhãn ở tốc độ cao sẽ là thích hợp khi đó bạn cần máy in mã vạch công nghiệp và ngược lại.


Giao diện kết nối

Hãy kiểm tra các loại cổng kết nối và giao diện kết nối của các máy in. Hầu hết các máy in mã vạch mới nhất được đi kèm với USB, Ethernet, Bluetooth và kết nối không dây (máy in di động). Từ đó bạn sẽ tìm kiếm được một máy in phù hợp với kết nối bạn cần.

Đừng quên kiểm tra phần mềm làm việc với máy in và các tính năng bổ sung được cung cấp có phù hợp hay không.

Cuối cùng, kiểm tra giá so sánh các tính năng ưu việt tốt nhất. Một số các thương hiệu lớn uy tín trên thị trường của dòng máy in mã vạch: Zebra, O'Neil, TSC, Citizen, Toshiba, Ring, Epson, Intermec, Printronix.






Tóm lại, ở các loại máy in mã vạch: tốc độ in, chiều rộng in, giao diện kết nối, bộ nhớ, phần mềm và độ phân giải là một trong số các tính năng cơ bản mà bạn cần nên kiểm tra khi mua một máy in mã vạch. Có rất nhiều thương hiệu và các loại Máy in tem nhãn mã vạch phong phú đa dạng mẫu mã bạn có thể lựa chọn. Song việc sánh tất cả các tính năng nêu trên, hiểu được yêu cầu và ngân sách từ đó bạn sẽ có 1 quyết định đúng đắn để chọn được thiết bị phù hợp nhất cho khối lượng công việc của bạn.


 
Hãy gọi ngay +84 907 669 388 hoặc truy cập website www.globalvision.com.vn để biết thêm thông tin chi tiết.
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét