Công nghệ in mã vạch. (Bar Code Printing)
Các loại mã vạch ngày này đều được in trên những công nghệ in nhiệt trực
tiếp, Laser, hoặc in phun mực phổ thông là dựa trên sự tạo
ảnh của mã vạch trên nhãn, thuật ngữ IN hay MÁY IN hàm ý nói đến sự tạo
ảnh cảu mã vạch trên nhãn và thiết bị để tạo ảnh của mã vạch đó. Quan trọng hơn đó là độ chính xác của công nghệ tạo ảnh sẽ cho ra những
mã vạch trên nhãn với chất lượng cao hay thấp, nói cách khác mỗi công
nghệ in sẽ cho ta được chất lượng của mã vạch được tạo ra khác nhau.
May in ma vach Datamax
Quá trình in được tạm thời chia ra làm 2:
In tại chỗ - ON-SITE printing: người sử dụng điều khiển quá trình in ngay tại nơi làm việc.
In hàng loạt - OFF-SITE printing: nhãn mã vạch được in hàng loại với số
lượng lớn và cung cấp cho người dùng. Người dùng có nhu cầu có thể chọn
lựa một trong hai phương án trên tùy theo hiệu quả kinh tế và tính tiện
dụng.
* In tại chỗ On-site Printing.
On-site printing thường đựợc tiến hành ngay tại địa điểm của người dùng,
dữ liệu được mã hóa thay đổi liên tục, và có thể đựợc nhập vào từ bàn
phím hoặc tài về từ các máy tính tại chỗ hoặc từ xa. Các công nghệ in
thông dụng cho ON-SITE Printing:
- In nhiệt trực tiếp - Direct Thermal - Phần tử tạo nhiệt nằm tại đầu in của máy in sẽ tao ảnh của mã vạch trên giấy nền nhạy nhiệt.
- In truyền nhiệt - Thermal Transfer - Công nghệ này cũng giống như công nghệ nhiệt trực tiếp nhưng khác một điều là có thêm một thành phần Ribbon có nhiệm vụ truyền hình ảnh mã hóa lên bề mặt giấy nền.
- In ma trận điểm Dot Matrix Impact - Một đầu in di động với các hàng búa sẽ tạo ảnh của mã vạch trên giấy nền thông qua Ribbon, ảnh của mã vạch được tạo ra bằng sự kết hợp các ma trận điểm.
- In phun Ink Jet - Công nghệ này dựa trên môt đầu in cố định với các đầu phun mực nhỏ, các đầu phun này sẽ tạo ra các giọt mực rất nhỏ trên bề mặt giấy nền. Ảnh của mã vạch được tạo ra nhờ sự kết hợp của các điểm giọt mực này. In phun được sử dụng trong qua trình in trực tiếp lên các sản phẩm hoặc bình chứa.
- In Laser - Laser (Xerographic) - Ảnh của mã vạch được tạo trên nền của trống in bằng phương pháp nạp tĩnh điện thông qua tia Laser có điều khiển. Vùng được nạp tĩnh điện sẽ hút các phần tử mực, các phần tử mực này được truyền qua bề mặt giấy in sau đo được sấy và tạo ảnh trên nền giấy in.
- Máy in mã vạch tại chỗ - On-site bar code printers có tất nhiều loại và cấu hình cũng như công nghệ in.
- Máy in ma trận dòng cõ lớn - Large copy-machine-size, Máy in phun liên tục - In line ink jet, hoặc In truyền nhiệt - thermal transfer cho ứng dụng công suât lớn.
- Máy in ma trận điểm để bàn - Desk-top dot matrix, Laser, Nhiệt trực tiếp - direct thermal, và truyền nhiệt thermal transfer cho các tác vụ in có dữ liệu thay đổi.
- Máy in nhiệt trực tiếp/ truyền nhiệt kết nối không dây cho các ứng dụng di động.
- Tùy vào ứng dụng cụ thể người sử dụng phải lựa cẩn thận chọn lựa các thông số trước khi dặt mua.
- In tại chỗ càn phải quan tâm đến vấn đề đặt mua các phần mềm thiết kế nhãn.
- Các máy in mã vạch đi kèm với nó là các phần mềm thuộc sở hữu của hãng sản xuất, hỗ trợ tất cả các loại mã vạch tiêu chuẩn 2 chiều 3 chiều, có khả năng in dữ liệu không thay đổi hoặc các dữ liệu thay đổi. Hơn nữa trong nhãn cần phải có hỗ trợ cả ký tự, hình ảnh logo ... cần thiết phải có một phần mềm thiết kế nhãn mã vạch đi kèm theo.
* Off-site Printing - In hàng loạt.
Nói một cách chung nhất các loại máy in mã vạch đã được thương mại hóa
xử dụng công nghệ in flexographic-khuôn lụa, sắp ký tự, offset, Phim, Dấu nóng - hot stamping, laser, hoặc xử lý số - digital processes tạo
ra các bản in chất lượng cao hơn các bản in trên máy in tại chỗ, đồng
thời với nó là khả năng in với số lượng lớn các nhãn mã vạch. Với số
lượng nhãn in lớn và thông tin không thay đổi In OFF-SITE là một lựa
chọn hoàn hảo.
2. Phạm vi ứng dụng của máy in mã vạch:
* Khái lược về ứng dụng của mã vạch.
Mã vạch được ứng dụng rộng dãi trong vòng từ 20 năm trở lại đây trong
nghành công nghiệp bán lẻ cũng như siêu thị lớn, các chuối cửa hàng. Ở
đâu có mã vạch là ở đó có nhu cầu in mã vạch.
(15 năm trước khi bộ quóc phòng mỹ có yêu cầu toàn bộ các sản phẩm cung
cấp cho họ điều phải có mã vạch - Mã 39 trên các bao bì đóng gói).
Từ đó
đến nay mã vạch trở nên phổ dụng trong các điểm sản xuất, trên bao bì
vật phẩm, cũng như những ứng dụng mới. Ngày nay công nghệ mã vạch được
sử dụng trong quản lý về thời gian và sự có mặt, Time-and-Attendance,
Báo cáo lao động, sản xuất - work in process (WIP), quản lý kho vận -
inventory control, và các ứng dụng quá trình sản xuất khác như Điều
khiển quá trình sản xuất - WIP, Quản lý chất lượng - quality control, và
các công đoạn trong kiểm kê và giao nhận hàng hóa. Trong các ứng dụng
trong hậu cần, giao nhận chọn lọc kiểm tra.
Với các áp lực gia tăng cạnh tranh trong nền kinh tế đang mang đến một
làn sóng giảm thiểu về quy mô của các nghành kinh tế với mục đích giảm
chi phí và tăng hiệu quả và năng suất lao động, ứng đụng mã vạch được ưu
tiên vì những điểm tiện lợi của nó. Từ những ứng dụng chăm sóc sức
khỏe, cho đến những ứng dụng trong hậu cần và giao nhận vận tải, trong
nhành công nghiệp bán lẻ điển hình là các tập doàn lớn như Metro,
Wal-Mart, BigC...
Công nghệ mã vạch cũng len lỏi vào những nghành yêu cầu độ chính xác
cao, lỗi nhập liệu thấp và khả năng tự động hóa, như Kiểm soát Vào Ra -
Access Control, Kiểm soát hàng hóa - Asset Tracking, Phân loại tài liệu
lưu trữ theo danh mục trong thư viện, quản lý tài liệu công văn giấy
tờ, quản lý chất thải nguy hiểm, kiểm soát hàng gửi và nhận dạng cũng
như quản lý phương tiện vận tải.
Một số ứng dụng phổ biến của công nghệ mã vạch:
- Healthcare – dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế cộng đồng.
Được ứng dụng trong các bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Các viện nghiên cứu, truyền máu, di truyền, quản lý bệnh phẩm, mẫu
xét nhiệm, quản lý hồ sơ bệnh nhân, quản lý dược phẩm, quản lý thông
tin tiền sử bệnh nhân, ngân hàng máu và các sản phẩm sinh học.
Inventory Control – Quản lý kiểm kê tài sản và hàng hóa.
Trong kiểm kê tài sản hàng hóa, mã hóa các laọi tài sản và tự động hóa
kiểm kê, được ứng dụng trong các vịệc kiểm soát tài sản cố định, vv..v
trong kho vận, trong vận tải.
- Item Tracking - Theo dõi hàng hóa và bưu kiện:
Theo dõi hàng hóa và bưu kiện trong các quá trình giao nhận nội bộ và
quốc tế, được ứng dụng trong các nghành bưu điện, vận chuyển hàng hóa
Container đường biển, vận tải nội địa, vận tải quốc tế, trong các công
ty chuyển phát nhanh toàn cầu, mã vạch cho phép người sử dụng dịch vụ
kiểm tra xem xét hiện tại các bưu kiện họ gửi đang được xử lý ra sao, đã
đến địa điểm nào.
- Personal Identification - Nhận dạng cá nhân:
Ứng dụng trong nhận dạng cá nhân, kiểm tra thời gian và sự có mặt của cá nhân tại các địa điểm cự thể, kiểm soát an ninh vào ra.
- Point of Sale - Điểm bán hàng:
Tại các điểm bán hàng mã vạch được in lên các bao bì hàng hóa và được xử
lý tự động với hệ thống thiết bị điểm bán lẻ POS giúp tăng nhanh thời
gian thanh toán, tăng độ chính xác và tự động hóa các công việc lặp đi
lặp lại của nhân viên, cũng như khả năng quản lý tình trạng cảu các mặt
hàng như, Thời hạn sử dụng .v.v...
- Process Control - Điều khiển quá trình sản xuất:
Ứng dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm, kiểm soát chất lượng, các
quá trình tựu dộng hóa phân lô sản phẩm. Điển hình là trong dịch vụ Data
Post : Đó là quá trình lông gấp thư tín, nhận dạng tài liệu…vv.v….
- Security – An ninh và kiểm soát an ninh:
Trong lĩnh vực kiểm soát anh ninh các điểm yêu cầu có mức độ bảo mật cao
như khu vực quân sự, ngân hàng, tài chính vvv ..v.v. các tài liệu và
thông tin có thể được mã hóa thành mã vạch mà mắt thường không thể giải
mã được.
- Time and Attendance - Kiểm soát thời gian và sự có mặt:
Kiểm soát thời gian và sự có mặt trong quản lý lao động, các địa điểm
vui chơi giải trí, các nhà máy lớn với số lượng hàng ngàn công nhân.
- Transportation/Logistics – Vận chuyển và tiếp vận hậu cần:
Trong vận tải hàng hóa vàn tiếp vận hậu cần của các công ty vận tải Container nội địa và quốc tế.
- Warehousing/Distribution – Quản lý kho và phân phối:
Trong lĩnh vực quản lý kho và phân phối sản phẩm của các nhần phối hoặc bán lẻ.
Tốc độ đọc và sự vượt trội so với nhập liệu bằng tay.
Một mã vạch với độ dài 12 ký tự sẽ được nhận dạng và đọc trong thời gian chỉ bằng thời gian 02 lần gõ phím của con người.
Độ chính xác:
Cứ mỗi 1,000 ký tự được nhập bằng nhân công qua bàn phím của máy tính,
trung bình có 10 lần bị nhập sai tỷ lệ sai là 10/1000. Nếu dùng nhận
dạng ký tự quang học - OCR thì tỷ lệ lỗi xấp xỉ là 1/10,000. Nếu sử dụng
mã vạch thì tỷ lệ lỗi sẽ được cải thiện đáng kể đối với CCD là
1/3,000,000 còn với tia Lazer là xấp xỉ 1/70,000,000.
Nguồn: http://totvare.net/rao-vat/dang-tin/tim-hieu-ve-ma-vach-va-cong-nghe-in-ma-vach-tien-tien-2014_36_41770.html
Nguồn: http://totvare.net/rao-vat/dang-tin/tim-hieu-ve-ma-vach-va-cong-nghe-in-ma-vach-tien-tien-2014_36_41770.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét